tin tức

Đào tạo điện công nghiệp – dân dụng

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP I

(Ban hành kèm theo quyết định số 269c/QĐ-TTGDNN-GDTX

Ngày 28 tháng 06 năm 2022 của Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận 6)

Tên nghề: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP – DÂN DỤNG

Trình độ đào tạo: Sơ cấp I

Đối tượng tuyển sinh: tất cả các học viên có độ tuổi từ 15 trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề.

Số lượng mô đun đào tạo: 05

Chứng chỉ được cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp I.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
– Kiến thức nghề:

+ Trình bày được những kiến thức có liên quan về an toàn điện, các dụng cụ đo;

+ Trình bày được những kiến thức về các ký hiệu về điện, ký hiệu các thiết bị điện;

+ Thiết lập được các công thức tính toán cơ bản;

+ Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, công dụng của các thiết bị đóng cắt, các loại đèn chiếu sáng thông dụng;

+ Trình bày được cấu tạo chung, nguyên lý làm việc của các thiết bị điện công nghiệp;

+ Trình bày được nguyên lý làm việc của các động điện.

– Kỹ năng nghề:

+ Sử dụng thành thạo đồng hồ VOM;

+ Vẽ được các mạch điện chiếu sáng, mạch điện điều khiển cơ bản;

+ Lắp đặt được các thiết bị điện đóng cắt lên bảng điện, bảng điện lên tường;

+ Lắp đặt được các mạch điện chiếu sáng thông dụng;

+ Lắp đặt được các thiết bị điện công nghiệp;

+ Lắp đặt được các máy sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy;

+ Lắp được các mạch điện điều khiển cho máy công nghiệp.

– Thái độ:

+ Cẩn thận sáng tạo, chịu khó học hỏi;

+ Đảm bảo an toàn về điện, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.

Cơ hội việc làm:
Sau khi học xong chương trình đào tạo sơ cấp nghề Điện công nghiệp – dân dụng người học làm được các công việc như: bảo trì hệ thống điện trong các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy hoặc tự mở cơ sở kinh doanh – sửa chữa các thiết bị điện.

THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
– Thời gian đào tạo: 06 tháng

– Thời gian học tập: 26 tuần

– Thời gian thực học tối thiểu: 462 giờ

– Thời gian ôn, kiểm tra hết mô đun và thi tốt nghiệp: 22 giờ (Trong đó kiểm tra cuối khóa: 18 giờ; Thi tốt nghiệp: 4 giờ)

Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các mô học đào tạo nghề: 484 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 142 giờ;

– Thời gian học thực hành: 318 giờ

– Thời gian kiểm tra và thi tốt nghiệp: 24 giờ (Trong đó: Thi tốt nghiệp: 4 giờ)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
MĐ 01 Điện căn bản 70 16 52 2
MĐ 02 Sửa chữa máy móc thiết bị điện dân dụng 100 31 65 4
MĐ 03 Sửa chữa lắp đặt thiết bị điện 100 28 67 5
MĐ 04 Trang bị điện 90 27 58 5
MĐ 05 Quấn dây động cơ 3 pha, 1 pha 120 40 76 4
Thi tốt nghiệp 4 4
Tổng cộng 484 142 318 24

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:
Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
– Phạm vi áp dụng: Chương trình môn học, mô đun này được sử dụng cho các khóa đào tạo nghề ngắn hạn có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở đào tạo nghề;

– Chương trình mô đun kỹ thuận điện công nghiệp bao gồm 01 môn học và 3 mô đun độc lập. Trong đó có thể chọn các mô đun để học tuỳ theo yêu cầu của người học;

– Đối với chương trình sửa chữa điện dân dụng yêu cầu đầu vào tối thiểu đối với học viên là phải tốt nghiệp THCS trở lên;

– Phương pháp giảng dạy: Để giảng dạy mô đun này, giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun; giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường của học viên. Kết quả thực hành của các bài trước sẽ được sử dụng cho các bài thực hành kế tiếp.

– Khi giảng dạy cần giúp cho học viên thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng bài;

– Các nội dung lý thuyết liên quan đến các thao tác trên máy, sa bàn nên phân tích, giải thích, thao tác phải dứt khoát, rõ ràng và mang tính thực tế;

– Để giúp cho học viên nắm vững những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học phải giao bài tập cụ thể đến từng học viên. Các bài tập chỉ cần ở mức độ trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học ;

– Kết thúc mỗi mô đun học viên được cơ sơ đào tạo tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đánh giá kết thuc mô đun.

 

 

 

Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá họchoặc thi tốt nghiệp:
* Thi kết thúc khoá học

Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
1 MĐ 01 Trắc nghiệm lý thuyết, Bài thi thực hành 03 giờ
2 MĐ 02 Trắc nghiệm lý thuyết, Bài thi thực hành 03 giờ
3 MĐ 03 Trắc nghiệm lý thuyết, Bài thi thực hành 03 giờ
4 MĐ 04 Trắc nghiệm lý thuyết, Bài thi thực hành 03 giờ
5 MĐ 05 Trắc nghiệm lý thuyết, Bài thi thực hành 03 giờ
* Thi tốt nghiệp

Số TT
Môn thi

Hình thức thi Thời gian thi
1 – Lý thuyết nghề Trắc nghiệm 45 phút
2 – Thực hành nghề Bài thi thực hành 03 giờ

Các chú ý khác.
– Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trung tâm có thể bố trí tham quan công ty, xí nghiệp.

– Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá./.

Được gắn thẻ , , , , , , ,